Để đảm bảo mối nối ốc vít của bạn chắc chắn, ổn định và đảm bảo tính chịu lực tốt, việc nắm rõ thông số đường kính chân ren là yếu tố cực kỳ quan trọng để tìm được vít phù hợp với lỗ khoan hoặc ngược lại – khoan lỗ ren phù hợp với chiếc ốc đang có. Vậy cụ thể đường kính chân ren là gì, cách xác định đường kính chân ren, cách đo đường kính chân ren chuẩn như thế nào? Cùng NT Steel khám phá chi tiết A-Z ngay sau đây!
Đường kính chân ren là gì?
Đường kính chân ren còn được gọi là đường kính ren trong – là thông số thể hiện kích thước đường kính nhỏ nhất trên con vít, được tính toán ở vị trí rãnh cắt ren sâu nhất trên thân vít. Việc biết được đường kính chân ren chuẩn sẽ giúp bạn lựa chọn vít phù hợp với lỗ khoan hoặc ngược lại – bạn sẽ tiến hành khoan lỗ ren tương thích với những con vít mình đang có.
Điều này cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định, chắc chắn & lâu dài của mối nối – đặc biệt là các mối nối thường xuyên chịu áp lực cao như các chi tiết trong các động cơ, phương tiện giao thông, các máy cơ khí khác,…
Bảng tra đường kính chân ren hệ mét ở các cỡ vít khác nhau
Để giúp bạn dễ dàng trong việc tìm vít hoặc tạo ren phù hợp với loại ốc đang có, dưới đây là bảng đường kính chân ren hệ Mét ở các cỡ vít khác nhau:
Cỡ vít | Đường kính ren ngoài (mm) | Đường kính chân ren (mm) |
M3 | 2,98 | 2.459 |
M4 | 3.978 | 3,242 |
M5 | 4.976 | 4.134 |
M6 | 5.976 | 4.917 |
M8 | 7.974 | 6.917 |
M10 | 9,968 | 8.376 |
M12 | 11,97 | 10.106 |
M16 | 15,96 | 13.835 |
M20 | 19,96 | 17.294 |
M24 | 23,95 | 20,752 |
Tầm quan trọng của việc đo và chọn đường kính chân ren phù hợp
Như đã đề cập ở trên, việc xác định chính xác đường kính chân ren là một bước quan trọng để chọn loại vít hoặc tạo lỗ ren phù hợp với chiếc ốc mình đang có. Chi tiết hơn, dưới đây là A-Z tầm quan trọng của việc đo và chọn đường kính chân ren phù hợp mà bạn rất nên lưu tâm:
- Giúp tạo lỗ ren tương thích với ốc vít đang có: Việc biết được chính xác đường kính chân ren của ốc vít dự định sử dụng sẽ giúp bạn tiến hành khoan lỗ ren trên bề mặt chuẩn hơn, tạo sự tương thích & chắc chắn khi lắp đặt.
- Tạo sự bền bỉ cho mối nối: Việc vít và lỗ ren tương thích với nhau do có sự tính toán đường kính chân ren chuẩn sẽ giúp mối nối trở nên chắc chắn, ổn định và an toàn – đặc biệt là những chi tiết ghép yêu cầu tính ổn định cao như: trong động cơ thường xuyên rung lắc mạnh khi vận hành, phương tiện giao thông, các máy cơ khí,…
- Tránh trờn ren: Việc lựa chọn đường kính chân ren nhỏ hơn với thực tế sẽ có thể gây ra rủi ro mối nối bị lung lay – rung lắc do không chắc chắn. Điều này gây va chạm liên tục giữa ren trên ốc và lỗ khoan, dẫn đến ren bị mài mòn và lâu dần dẫn đến tình trạng trờn.
- Tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa: Khi đường kính chân ren giữa vít và lỗ khoan tương thích do được đo đạc & tính toán kỹ lưỡng, chúng sẽ giúp mỗi nối được ổn định và giảm thiểu các sự cố như: lỏng vít, tuột vít, trờn ren,… điều này giúp tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa đáng kể của máy móc/công trình.
Quy trình đo đường kính chân ren chính xác
Để đo đường kính chân ren một cách chính xác, cần áp dụng các bước và công cụ phù hợp. Dưới đây là quy trình tiêu chuẩn:
- Bước 1 – Chuẩn bị công cụ đo: Bạn chuẩn bị dụng cụ đo đường kính ren phù hợp với vật liệu cần kiểm tra, chẳng hạn: thước kẹp dùng để kiểm tra ren trên ốc vít, dưỡng kiểm ren dùng để kiểm tra bu lông hoặc lỗ khoan trên bề mặt
- Bước 2 – Kiểm tra thiết bị đo: Tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh công cụ đo (nếu cần) theo hướng dẫn từ nhà sản xuất trước khi sử dụng để đảm bảo kết quả đo đường kính chân ren chuẩn xác nhất.
- Bước 3 – Tiến hành đo đạc:
- Với thước kẹp: Chọn đúng vị trí đáy ren để đặt công cụ đo, tránh đặt một bên đáy – một bên đỉnh hoặc đặt lệch thước dẫn đến đo 2 vị trí không đối xứng trên thân ren.
- Với dưỡng kiểm ren: Bạn lấy khoảng 2-3 loại dưỡng kiểm ren có kích thước đầu vít có vẻ phù hợp với lỗ ren cần kiểm tra. Sau đó tiến hành thử vặn dưỡng kiểm vào lỗ ở đầu GO, loại nào bạn thấy vừa sẽ để một bên – loại không vừa sẽ cất đi. Tiếp tục, ở các dưỡng kiểm vừa vặn ở đầu GO, bạn sẽ tiếp tục thử ở đầu NOGO – loại dưỡng kiểm nào mà bạn chỉ vặn được 2 vòng ren sau đó không vặn được nữa thì sẽ giữ, còn lại thì cất đi. Bạn đọc thông số trên dưỡng kiểm và so sánh ở bảng ở phần 2 ở bài viết này, chẳng hạn: thông số trên dưỡng kiểm là M12 thì ren trong sẽ là khoảng 10.106mm.
- Bước 4 – Ghi lại kết quả: Sau khi đo, bạn tiến hành ghi lại các kết quả đã thu được để tiến hành đục lỗ vít hoặc mua ốc sao cho phù hợp với từng nhu cầu của bản thân.
Một số lưu ý khi đo đường kính chân ren mà bạn cần lưu ý để đảm bảo kết quả chính xác:
- Luôn giữ sạch bề mặt ren và dụng cụ đo để tránh sai số do bụi bẩn, mạt sắt.
- Thực hiện đo ở nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn (~20°C) để tránh hiện tượng giãn nở nhiệt làm sai lệch kết quả đo đạc.
Trên đây là toàn bộ A-Z giải đáp của NT Steel cho thắc mắc “Đường kính chân ren là gì?” và các thắc mắc liên quan đến cách đo, xác định đường kính chân ren chuẩn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ này và có sự lựa chọn phù hợp để vít và lỗ ren thiết bị/công trình của bạn được tương thích nhất và đảm bảo độ an toàn, ổn định bền lâu.