0866 533 766

1 khối cát trát được bao nhiêu m2 tường? Cách tính chi tiết A-Z

Khi thi công trát tường, một trong những yếu tố quan trọng cần tính toán chính xác là khối lượng cát cần dùng. Việc này giúp quá trình dự toán nguyên vật liệu tránh lãng phí hoặc thiếu hụt vật liệu, đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ và tiết kiêm ngân sách tối đa.

Vậy 1 khối cát trát được bao nhiêu m2 tường? Yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng cát trát tường? Trong bài viết này, NT Steel sẽ giải đáp toàn bộ A-Z các thắc mắc trên cho bạn.

1. Tầm quan trọng của việc tính toán lượng cát trát trong xây dựng

Tầm quan trọng của việc tính toán lượng cát trát trong xây dựng

Việc xác định chính xác khối lượng cát cần dùng sẽ mang lại cho chủ đầu tư những lợi ích vô cùng thiết thực như:

  • Giảm chi phí nguyên vật liệu: Việc tính toán đúng lượng cát trát cũng như các vật liệu xây dựng khác sẽ giúp bạn tránh tình trạng mua dư thừa, đảm bảo tối ưu chi phí tốt nhất mà vẫn đạt được hiệu quả.
  • Tiết kiệm thời gian: Việc tính toán chính xác lượng cát xây dựng cũng giúp bạn tránh mua thiếu, không phải mất công & gián đoạn tiến độ để bổ sung nguyên vật liệu trong quá trình thi công.
  • Đảm bảo chất lượng công trình: Việc tính toán đúng lượng cát vữa sẽ giúp tỷ lệ các thành phần khi trộn vữa đạt chuẩn kỹ thuật xây dựng, giúp công trình được thi công đảm bảo chất lượng & bền vững sau hàng chục năm sử dụng.

2. 1 khối cát trát được bao nhiêu m2 tường? Cách tính lượng cát cho 1 m2 tường

Cách tính lượng cát cho 1 m2 tường

Để trát 1 m2 tường, bạn không thể dùng mỗi cát không – mà phải sử dụng hỗn hợp được gọi là “vữa” bao gồm cát, xi măng và nước. Theo kinh nghiệm thi công của các kỹ sư, người ra rút ra được lượng vữa với tỷ lệ các nguyên vật liệu để trát được một 1m2 tường như sau:

  • Cát trát: 0,05 m3
  • Xi măng: 12-13 kg
  • Nước: Khoảng 20 lít

Từ đó, có thể tính ra rằng 1 khối (m3) cát trát có thể trát được: 1 / 0,05 = 20m2 tường. 

Tương tự, dựa trên công thức trên, bạn có thể dễ dàng tính được:

  • 10 khối cát có thể trát: 10 / 0,05 = 200m2 tường
  • 20 khối cát có thể trát: 20 / 0,05 = 400m2 tường.
  • 50 khối cát có thể trát: 50 / 0,05 = 1000m2 tường

Và các số lượng cát khác tùy thuộc vào quy mô công trình của bạn….

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng cát cần dùng

Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng cát cần dùng

Kết quả được tính phía trên đóng vai trò tham khảo tương đối, bởi trên thực tế sẽ có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến lượng cát cần dùng để trát tường:

  • Độ dày của lớp vữa: Thường lớp trát có độ dày từ 10-20mmm, lớp trát càng dày thì càng tiêu tốn nhiều cát.
  • Loại tường: Tường ngoại thất thường yêu cầu lớp trát dày hơn để chống chịu trước các tác động từ thời tiết. Trong khi đó, tường nội thất bên trong do ít chịu những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài hơn nên thường chỉ cần lớp trát mỏng và mịn.
  • Chất lượng vữa: Vữa được sử dụng từ nguyên liệu tốt & phối trộn tỷ lệ đúng kỹ thuật sẽ giúp bám tốt vào về mặt tường, tạo sự thuận tiện cho thi công. Trái lại, vữa từ nguyên liệu có nhiều tạp chất, kém chất lượng hoặc phối trộn sai quy cách sẽ có thể gây ra tình trạng “bở”, khiến từng mảng vữa rơi xuống gây tốn kém nguyên vật liệu.
  • Tay nghề thợ thi công: Thợ lành nghề sẽ giúp tiết kiệm vật liệu hơn nhờ thi công đúng kỹ thuật. Trái lại, thợ non tay sẽ bị vụng, hay làm bở và vương vãi lớp vữa khi trát gây tốn kém vật liệu hơn khi thi công trên cùng một diện tích tường.

4. Các bước thi công trát tường đúng kỹ thuật

Trát tường đúng kỹ thuật giúp công trình đạt độ bền cao và bề mặt mịn, đẹp – tránh các bị nứt, vỡ hay các đường “uốn lượn” gồ ghề kém thẩm mỹ. Dưới đây là các bước thi công trát tường chuẩn A-Z mà bạn nên tham khảo:

  • Bước 1: Chuẩn bị mốc trát: Mốc trát được gắn vào tường bằng vữa xi măng nhằm giúp người thợ nhận biết được độ dày của lớp vữa đang thi công trên tường để kiểm soát kịp thời và điều chỉnh lại cho hợp lý (nếu cần). Các mốc này được bố trí cách nhau không quá 3m và mốc đầu tiên phải cách mặt sàn từ 10-15cm.
  • Bước 2: Lắp đặt lưới thép: Tại các vị trí tiếp giáp giữa tường gạch và bê tông hoặc những nơi cắt đục để lắp đặt hệ thống M&E (hệ thống các thiết bị điện), cần đóng lưới thép chờm sang mỗi phía ít nhất 5cm. Lưới thép này có tác dụng giúp gia cố phần mạch ngừng, tối ưu chống nứt vỡ khi tô trát vữa ở khu vực tiếp giáp giữa các bề mặt vật liệu có kết cấu khác nhau.

Các bước thi công trát tường đúng kỹ thuật

  • Bước 3: Tạo nhám bề mặt: Khi trát lên trụ cột, dầm bê tông hoặc các bề mặt trơn, cần tạo nhám bề mặt bằng cách vảy hồ dầu với tỷ lệ xi măng và cát là 1:1. Sau khi vảy hồ dầu, bạn để khô bề mặt trong khoảng 12-36 giờ mới tiến hành trát. Việc này giúp đảm bảo lớp vữa trát có độ bám dính tốt nhất và tránh hiện tượng nứt, bong tróc sau này.
  • Bước 4: Chuẩn bị vữa trát: Các nguyên liệu tạo thành vữa trát cần được trộn đúng tỷ lệ đã được chúng tôi đề cập ở phần trên hoặc pha nước theo tỷ lệ khuyến nghị của nhà sản xuất nếu dùng vữa trộn sẵn để trát tường.
  • Bước 5: Trình tự trát: Trước khi tiến hành thi công diện rộng, cần trát thử một diện tích nhỏ để kiểm tra độ bám dính của vữa và điều chỉnh nếu cần. Nếu đã đạt yêu cầu, bạn tiến hành quá trình trát theo tuần tự từ trần, dầm rồi mới đến tường và cột. Bạn cần trát theo đúng độ dày đã được đánh dấu tại các mốc trát để đảm bảo bề mặt phẳng phiu, tránh bị “uốn lượn” chỗ cao chỗ thấp. Vữa trát phải có độ dày từ 1,2 đến 2cm và được thực hiện làm hai lớp: lớp lót và lớp ngoài. Sau khi thi công xong lớp trước, bạn cần chờ cho khô rồi mới thi công các lớp sau.
  • Bước 6: Bảo dưỡng sau khi trát: Sau khi hoàn thiện trát, bề mặt cần được che chắn cẩn thận để tránh tác động từ thời tiết và va chạm ngoại lực không mong muốn. Sau 6 giờ kể từ khi trát xong, cần tưới nước và bảo dưỡng liên tục trong 3 ngày để giữ ẩm bề mặt, đảm bảo lớp vữa không bị co ngót hoặc nứt vỡ trong quá trình khô.
  • Bước 7: Kiểm tra bề mặt: Sau khi trát, bề mặt vữa phải phẳng mịn, không được có các khuyết điểm như chân chim, vết chảy, vết hằn của dụng cụ hoặc tình trạng lồi lõm, gồ ghề. Các cạnh tường cần sắc nét và phẳng, trong khi các góc phải được kiểm tra kỹ bằng thước ke vuông. Ở các cửa sổ và cửa ra vào, lớp vữa phải chèn sâu ít nhất 10mm dưới nẹp khuôn cửa.
  • Bước 8: Kiểm tra bám dính & độ phẳng: Để kiểm tra độ bám dính của vữa, bạn sử dụng đầu gậy sắt gõ nhẹ lên bề mặt. Về kiểm tra độ phẳng, bạn cần dùng thước nhôm dài 3m và dây dọi để kiểm tra xem có điểm nào bị gồ ghề, “uốn lượn” hay không. Ở các góc cần được kiểm tra bằng thước ke vuông để đảm bảo đúng kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ cao nhất.

5. Kết luận

Việc tính toán chính xác 1 khối cát trát được bao nhiêu m2 tường sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí tối ưu mà vẫn đảm bảo hiệu quả thi công cho công trình. Như đã tính toán ở trên, theo tỷ lệ trung bình, 1 khối cát trát được khoảng 20 m2 tường, nhưng con số này có thể thay đổi tùy theo độ dày lớp vữa, chất lượng nguyên liệu, tay nghề thợ thi công,…

Hy vọng qua bài viết, NT Steel đã giúp bạn nắm rõ lượng cát công trình mình sẽ cần mua trong hạng mục thi công trát tường để tiến hành dự toán chính xác & tiết kiệm nhất. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục