0866 533 766

5 cách làm thông gió giếng trời siêu hiệu quả, dễ áp dụng

Giếng trời không chỉ giúp lấy sáng mà còn hỗ trợ quá trình lưu thông không khí trong công trình, đặc biệt là các công trình nhà ống hoặc nhà phố diện tích hẹp. Thiết kế giếng trời thông gió đúng cách sẽ giúp đẩy khí nóng ra ngoài hiệu quả và hút gió mát vào trong, tạo nên một không gian sống & làm việc thoáng mát dễ chịu cho những người bên trong công trình.

Cụ thể, bài viết này NT Steel sẽ giới thiệu bạn 5 cách làm thông gió giếng trời siêu hiệu quả, giúp bạn có thể cân nhắc áp dụng ngay cho công trình của mình. Cùng bắt đầu nhé!

1. Nguyên lý thông gió của giếng trời

Nguyên lý thông gió của giếng trời

Giếng trời giúp tạo ra không gian mở trên trần nhà, giúp công trình được lưu thông không khí được dễ dàng hơn – mang lại cho không gian trở nên thông thoáng, dễ chịu. Thiết kế giếng trời dựa trên nguyên thông qua nguyên tắc đối lưu không khí – khí nóng bên trong sẽ trở nên nhẹ hơn và được đẩy lên trên thoát ra ngoài qua giếng trời, trong khi đó, không khí mát sẽ từ tầng trệt hoặc cửa sổ di chuyển vào nhà.

Giếng trời thông gió đặc biệt phù hợp cho nhà ống hoặc nhà nhiều tầng trong đô thị, vì các loại nhà này thường khó thông gió do diện tích nhỏ và ít có cửa sổ thông ra bên ngoài.

2. Cách làm thông gió giếng trời

Dưới đây là 5 cách làm thông gió giếng trời siêu hiệu quả, dễ thi công mà bạn có thể tham khảo áp dụng cho công trình của mình. Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

2.1. Sử dụng giếng trời không mái che

Giếng trời không mái che (giếng trời mở) – như cái tên của nó, là loại giếng trời không có lớp kính hoặc mái phía trên, giúp công trình đối lưu không khí theo phương thẳng đứng. Với đặc tính này, giếng trời không mái che sẽ giúp không khí được lưu thông trong công trình với hiệu quả cao nhất, đem lại cảm giác mát mẻ luôn thường trực bên trong công trình.

Cách thông gió bằng giếng trời không mái che

Điểm đặc biệt của giếng trời không mái che là cho phép mưa rơi vào bên trong công trình nên được nhiều gia chủ thi công phần phía bên dưới là một khu vườn nhỏ, bể thủy sinh,… mang đến điểm nhấn cho không gian sự tươi mát, gần gũi với thiên nhiên.

Tuy nhiên, chính đặc điểm độc đáo loại giếng trời này cũng đem lại một số hạn chế nhất định cho gia chủ như vấn đề thoát nước khi mưa lớn hoặc vấn đề an ninh khi có kẻ gian xâm nhập qua không gian mở này. Để khắc phục tình trạng trên, chủ đầu tư cần quan tâm đầu tư thêm hệ thống thoát nước chống ngập úng, cửa sổ lùa (loại lớn có thể ra vào được) để chống mưa hắt và lắp đặt song sắt phía trên giếng trời để giảm thiểu nguy cơ mất an ninh từ việc xâm nhập của kẻ xấu.

2.2. Lắp cửa thoát gió khi thi công giếng trời

Lắp cửa thoát gió cho công trình khi thi công giếng trời

Đây là cách làm thông gió giếng trời thông qua việc lắp đặt các cửa thoát gió ở phần chân giếng, tận dụng nguyên lý đối lưu không khí như đã đề cập ở phần trên – giúp khí nóng bốc lên cao, cho phép khí nóng thoát ra ngoài nhanh chóng, để lại cho không gian sự mát mẻ dễ chịu. Phía trên đỉnh được lắp đặt mái che là kính cường lực hoặc nhựa composite giúp hạn chế các tác động thời tiết ảnh hưởng xấu đến nội thất trong nhà.

So với phương pháp giếng trời không mái che, biện pháp này có ưu điểm hơn về độ vệ sinh giúp tránh bụi và mưa hắt vào trong nhà, đồng thời đảm bảo an ninh tốt hơn khi kẻ gian rất khó xâm nhập với loại giếng trời được lắp đặt khá “kín” này.

2.3. Sử dụng mái che giếng trời đóng mở linh hoạt

Sử dụng mái che giếng trời đóng mở linh hoạt

Mái che giếng trời đóng mở linh hoạt là một giải pháp hiện đại, giúp bạn có thể tùy ý đóng mở mái giếng trời tiện lợi tùy theo mong muốn và tình hình thời tiết khu vực công trình. Cụ thể, bạn có thể mở mái để tận hưởng làn gió mát mẻ trong lành từ thiên nhiên khi trời nắng ráo, gió mát để tạo sự thông thoáng cho không gian. Khi trời đổ mưa hoặc có khói bụi, bạn hoàn toàn có thể đóng lại để bảo vệ nội thất công trình.

Tuy nhiên, khi lắp đặt và sử dụng loại mái che này, bạn cần rất để ý đến việc vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên. Điều này là bởi, trên mái có nhiều rác lá cuốn lên do mưa bão, chúng có thể kẹt lại ở bộ phận chuyển động của mái khiến việc đóng mở bị kẹt, đặc biệt rất không tốt khi có mưa bão hoặc khói bụi mà mái không thể đóng mái lại.

2.4. Lắp quả cầu thông gió trên đỉnh giếng trời

Lắp quả cầu thông gió trên đỉnh giếng trời

Quả cầu thông gió khi quay sẽ tạo ra lực ly tâm và giảm áp, giúp tạo lực hút không khí nóng ra ngoài, đồng thời đưa không khí mát vào bên trong, từ đó gia tăng lưu thông không khí và giảm nhiệt độ trong không gian sống. Đặc biệt, thiết bị này không cần điện, chỉ cần có gió nhẹ là có thể hoạt động.

Tuy nhiên, quả cầu thông gió cũng có một số nhược điểm mà bạn nên lưu ý, chẳng hạn như: giảm hiệu quả khi lắp đặt ở nơi có bóng râm, hay bị kẹt bởi các dị vật như lá cây và có thể mang theo bụi vào trong nhà. Do đó, việc lắp đặt quả cầu thông gió cần được cân nhắc kỹ lưỡng về mặt vị trí để đạt hiệu quả tối ưu trong việc duy trì không khí trong lành và mát mẻ cho ngôi nhà.

2.5. Sử dụng quạt hút mái giếng trời

Sử dụng quạt hút mái giếng trời thông gió công trình

Quạt hút mái giếng trời là thiết bị sử dụng động cơ điện làm kích hoạt quạt hút, giúp liên tục rút khí nóng ra ngoài liên tục, giúp không khí bên trong công trình luôn mát mẻ, thoáng mát & ôn hòa. Đây là cách làm thông gió giếng trời mạnh mẽ, có thể hoạt động hiệu quả trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả trời không có gió.

Với hiệu suất cao, quạt hút mái giếng trời được các công trình lớn như nhà xưởng, tòa nhà ưa chuộng sử dụng. Với nhà dân dụng, bạn nên cân nhắc khi lắp đặt thiết bị này bởi chi phí đầu tư không phải là nhỏ, dao động từ 7-8 đến hàng chục triệu đồng/thiết bị cũng như tiêu tốn thêm tiền điện mỗi tháng.

3. Lưu ý khi thiết kế giếng trời thông gió

Để hệ thống giếng trời thông gió hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý những điểm chính sau:

  • Thiết kế kích thước hợp lý: Giếng trời nên chiếm nhỏ hơn 5% diện tích sàn nếu nhà nhiều cửa sổ và trên 15% diện tích sàn nếu nhà ít cửa sổ để đảm bảo hiệu quả thông gió và lấy sáng tốt nhất.
  • Vị trí lắp đặt giếng trời: Vị trí giếng trời cần nằm ở giữa nhà để đảm bảo tính phân bổ gió & ánh sáng đồng đều khắp không gian. Bên cạnh đó, bạn có thể thi công cửa sổ trời (giếng trời “mini”) ở khu vực bếp hoặc vệ sinh để giảm mùi hôi hiệu quả.

Lưu ý khi thiết kế giếng trời thông gió cho công trình

  • Hướng đặt giếng trời: Giếng trời nên đặt ở hướng Bắc bởi đây là hướng mát mẻ quanh năm. Tránh hướng Đông và Tây bởi đây là hướng mặt trời mọc và lặn nên sẽ hấp thụ nhiệt mạnh. Ngoài ra, hướng Nam có lợi vào mùa đông nhưng mùa hè dễ gặp gió nóng, gây cảm giác oi bức khó chịu.
  • Bố trí thêm cây xanh: Cây xanh có cơ chế quang hợp tạo ra Oxy vào ban ngày, việc trồng chúng dưới giếng trời sẽ đem lại sự trong lành cho không gian, đồng thời tạo điểm nhấn vô cùng ấn tượng cho nội thất công trình.
  • Đảm bảo thoát nước tốt: Với các công trình thi công giếng trời mở, bạn cần thi công hệ thống thoát nước tốt để đảm bảo tránh ngập úng, gây hại đến các đồ nội thất xung quanh trong nhà.

Trên đây là A-Z 5 cách làm thông gió giếng trời siêu hiệu quả cùng các lưu ý thiết kế – thi công hữu ích để công trình được thoáng mát nhất. Hy vọng qua bài viết trên của NT Steel, chúng tôi đã giúp bạn tìm được giải pháp thông gió giếng trời tối ưu nhất để áp dụng cho công trình của mình. Chúc bạn sớm hoàn thành công trình mơ ước của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục