Trong các công trình dân dụng và nhà ở, móng đơn là loại kết cấu được sử dụng phổ biến nhờ tính kinh tế và đảm bảo tính chịu lực hiệu quả. Tuy nhiên, nếu việc bố trí thép không đúng kỹ thuật, móng sẽ không thể đảm bảo khả năng chịu lực cao nhất và dễ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như sụt lún, nứt tường hay thậm chí sụp đổ công trình.
Do vậy, trong bài viết này, NT Steel sẽ chia sẻ hướng dẫn chi tiết tất tần tật về cách bố trí thép móng đơn chuẩn kỹ thuật để giúp công trình bạn luôn an toàn và bền vững theo thời gian. Cùng bắt đầu nhé!
1. Móng đơn là gì?
Móng đơn (còn được gọi là móng cốc hoặc móng độc lập) là loại móng nằm riêng biệt, thường dùng để đỡ một cột hoặc một cụm cột với khoảng cách gần nhau. Chức năng của nó là truyền lực từ cột xuống nền đất, phân tán tải trọng đều để tránh hiện tượng sụt lún hoặc nứt công trình.
Móng đơn thường có hình trụ vuông, chữ nhật hoặc tròn – tùy vào thiết kế công trình. Móng đơn thích hợp cho các công trình có tải trọng vừa và nhỏ như: nhà cấp 4, nhà dân dụng từ 1 đến 4 tầng, cột trụ cầu,… Việc thi công móng đơn lý tưởng và an toàn nhất cho những công trình ở khu vực nền đất cứng, có tính ổn định cao.
2. Cấu tạo cơ bản của móng đơn
Trước khi tìm hiểu về cách bố trí thép móng đơn, bạn cần hiểu rõ về cấu tạo của kết cấu này để tiến hành thi công sao cho đúng kỹ thuật:
- Lớp 1 – Lớp bê tông lót: Dày khoảng 100mm được làm phẳng, có tác dụng làm ổn định nền móng.
- Lớp 2 – Bản móng: Phần rộng nhất của móng, có nhiệm vụ phân tán tải trọng xuống nền đất.
- Lớp 3 – Thân móng: Kết nối giữa bản móng và cổ móng, chịu lực chính từ cột.
- Lớp 4 – Cổ móng: Nơi tiếp xúc trực tiếp với cột hoặc tường chịu lực.
3. Bố trí thép móng đơn như thế nào là đúng kỹ thuật?
Để đảm bảo móng đơn bền vững & chịu tải trọng công trình hiệu quả, việc bố trí thép cần tuân thủ nghiêm ngặt về kỹ thuật xây dựng, cụ thể như sau:
- Khoảng cách giữa các thanh thép: Đơn vị thi công cần sắp xếp các thanh thép đồng đều và tuân thủ theo thiết kế công trình, thông thường trong khoảng từ 100mm đến 200mm.
- Nối các thanh thép: Các thanh thép cần được nối bằng cách uốn móc dây thép hoặc hàn, sao cho chiều dài mối nối bằng 40-50 lần đường kính thanh thép. Đơn vị thi công cần đảm bảo các thanh thép của móng đơn phải đảm bảo độ chặt chẽ và không xô lệch trong quá trình đổ bê tông cũng như thi công công trình sau này.
- Sử dụng các phụ kiện: Đơn vị thi công cần sử dụng các con kê bê tông phù hợp với công trình thực tế để đảm bảo việc đổ bê tông móng đơn được đồng đều nhất.
- Gia cố góc móng: Góc móng là nơi tập trung nhiều áp lực nhất từ tải trọng công trình, do đó, người thi công cần bố trí thêm thanh thép góc để tăng khả năng chịu lực và hạn chế nứt.
- Uốn cong khu vực mép móng: Việc này sẽ giúp tăng khả năng neo giữ của thép, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bong tróc bê tông. Cụ thể tại phần mép móng, đầu thanh thép cần được uốn cong theo hình chữ L hoặc chữ U – với chiều dài uốn tối thiểu bằng 10 lần đường kính thanh thép.
- Lưu ý đổ bê tông: Trong quá trình đổ bê tông, cần dùng giá đỡ hoặc dây neo tạm thời để giữ cố định cốt thép, tránh xô lệch làm giảm hiệu quả truyền lực.
- Độ dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép: Đảm bảo độ dày từ cốt thép đến bề mặt bê tông tối thiểu 50mm cho móng tiếp xúc với đất và 75mm cho móng nằm ngập dưới nước.
- Lưu ý bố trí thép móng đơn khác: Đối với móng có kích thước lớn, đội thi công nên bố trí thêm thanh giằng hoặc khung cứng để tăng độ ổn định của kết cấu trước khi đổ bê tông và thực hiện các quy trình thi công tiếp theo.
4. Vai trò của thép trong móng đơn
Thép đóng vai trò chủ chốt trong việc gia cố sức chịu tải của móng đơn. Cụ thể, tính chất của bê tông chỉ chịu được lực nén – chịu lực kéo thấp. Sự xuất hiện của cốt thép giúp tăng khả năng chịu lực kéo chịu lực kéo và chống nứt cho kết cấu, đảm bảo cho công trình có khả năng chống chịu trước các tác động từ tải trọng và thời tiết.
Ngoài ra, thép còn giúp kiểm soát sự co ngót của bê tông, hạn chế các vết nứt phát triển sau thời gian dài sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng khi kết cấu được lắp đặt, xây dựng trong các khu vực có sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm lớn.
5. Các bước thi công bố trí thép móng đơn đúng kỹ thuật
Để tiến hành thi công bố trí thép móng đơn đúng kỹ thuật, đội thi công phụ trách cần đảm bảo làm đúng theo quy trình sau:
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và thiết bị: Dọn dẹp mặt bằng thi công, vận chuyển thiết bị và vật liệu cần thiết, bao gồm: Thép thanh, dây thép buộc, máy cắt thép, máy uốn thép, miếng kê bê tông,… đến công trường.
- Bước 2: Đóng cọc và đào hố móng: Xác định vị trí và kích thước hố móng dựa theo bản vẽ kỹ thuật. Đảm bảo hố móng sạch sẽ, bằng phẳng và không đọng nước và có thể nén chặt nền bằng máy đầm (nếu cần). Trong trường hợp nền đất yếu, đội thi công sẽ tiến hành đóng cọc tre hoặc cọc cừ tràm để gia cố thêm sự chắc chắn.
- Bước 3 – Đổ bê tông lót: Lớp bê tông lót giúp bề mặt hố móng phẳng, tạo điều kiện cho việc thi công cốt thép được thuận lợi hơn.
- Bước 4 – Chuẩn bị và bố trí thép móng: Cắt, uốn thép theo đúng kích thước bản vẽ. Đảm bảo các thanh thép được sắp xếp đúng vị trí, đồng nhất và đảm bảo khoảng cách đúng kỹ thuật. Các mối nối thép cần được buộc chắc chắn và đầu thanh thép phải được bịt bằng túi nilon để chống ăn mòn. Sau khi thi công khung thép xong, tiến hành lắp cốp pha để sẵn sàng cho việc đổ bê tông móng
- Bước 5 – Đổ bê tông móng: Trộn bê tông theo tỷ lệ chuẩn, sau đó đổ bê tông vào kết cấu thép để hoàn thiện móng đơn. Dùng đầm rung để loại bỏ bọt khí, từ đó đảm bảo chất lượng bề mặt bê tông phẳng, chắc chắn và có tính liên kết cao.
- Bước 6 – Tháo cốp pha móng: Sau 1-2 ngày, khi bê tông đủ cứng, tiến hành tháo cốp pha. Kiểm tra kỹ tình trạng của bê tông trước khi tháo để tránh nứt vỡ.
- Bước 7 – Bảo dưỡng bê tông móng: Tưới nước vào móng thường xuyên để giữ ẩm trong ít nhất 7 ngày, điều này giúp bê tông không bị co ngót hoặc nứt dưới tác động của thời tiết.
Việc bố trí thép móng đơn đúng kỹ thuật không chỉ giúp công trình chịu được tải trọng tốt mà còn rộng hơn là tăng tuổi thọ và giảm thiểu chi phí bảo trì trong tương lai. Hy vọng rằng qua bài viết này, NT Steel đã giúp bạn hiểu rõ được cách bố trí thép móng đơn và áp dụng hiệu quả vào dự án của mình. Chúc bạn thành công!