0866 533 766

Cách đóng cốp pha dầm sàn đúng kỹ thuật: 6 bước chi tiết A-Z

Đóng cốp pha dầm sàn đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng để đảm bảo bê tông khi đổ đạt đúng quy cách, độ kết dính và khả năng chịu lực như mong muốn – giúp sàn nhà sau này được chắc chắn & bền bỉ, không có dấu hiệu nứt vỡ.

Trong bài viết này, NT Steel sẽ hướng dẫn bạn quy trình cách đóng cốp pha dầm sàn với 6 bước chuẩn kỹ thuật từ đầu đến cuối, cùng với những lưu ý cần thiết để việc thi công công trình của bạn đạt chất lượng tốt nhất.

1. Cốp pha dầm sàn là gì và vai trò của nó

Cốp pha dầm sàn là hệ thống ván khuôn được dùng để đổ bê tông cũng như cố định chúng đúng vị trí trong suốt quá trình đổ và bảo dưỡng. Nhờ cốp pha, bê tông sẽ được định hình phẳng mịn theo thiết kế, không bị cong vênh và giữ ổn định kết cấu cho đến khi bê tông đủ tuổi – tức khô cứng hoàn toàn.

Cốp pha dầm sàn là gì và vai trò của nó

Hiện nay, có 3 loại cốp pha phổ biến nhất, bao gồm:

  • Cốp pha gỗ: Gỗ là vật liệu làm cốp pha truyền thống, được làm chủ yếu từ gỗ thông hoặc gỗ keo có giá thành rẻ, thi công dễ dàng và có thể tái sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, gỗ có thể gặp các vấn đề như cong vênh hoặc nứt gãy gây ảnh hưởng xấu đến phần kết cấu bên trong. Do vậy, cốp pha gỗ thường chỉ sử dụng ở các công trình nhà ở dân dụng thông thường vơi tải trọng nhỏ và nhu cầu tối tiết kiệm chi phí tối ưu.
  • Cốp pha thép: Loại cốp pha này được làm từ thép tấm hoặc thép hình có tính chịu lực cùng độ ổn định cao, mang đến bề mặt láng mịn cùng đặc tính kỹ thuật tuyệt vời cho khối bê tông sau khi tháo khuôn; Tuy nhiên, do chi phí của loại cốp pha này thường cao và khó khăn trong vận chuyển nên đây là lựa chọn tối ưu cho những tòa nhà, công trình lớn có yêu cầu về kỹ thuật thi công nghiêm ngặt.
  • Cốp pha nhựa: Cốp pha nhựa là một giải pháp mới, thường được làm từ nhựa composite hoặc các loại nhựa kỹ thuật cao. Điểm mạnh của loại vật liệu này là giá rẻ, trọng lượng nhẹ, giữ nước tốt và khả năng tái sử dụng lại nhiều lần. Do bề mặt khuôn được gia công phẳng, những khối bê tông được tạo ra từ loại cốp pha này sẽ sở hữu bề mặt có độ mịn màng cao vô cùng đẹp mắt sau khi tháo khuôn. Tuy nhiên, so với cốp pha thép, độ bền của cốp pha nhựa vẫn còn có nhiều hạn chế. Đây là lựa chọn tối ưu cho những công trình dân dụng muốn thay thế cốp pha gỗ truyền thống.

2. Hướng dẫn chi tiết cách đóng cốp pha dầm sàn

Để đảm bảo bê tông được đổ khi đóng cốp pha dầm sàn đạt được kết quả tốt nhất, đội thi công cần đảm bảo các bước trong cách đóng cốp pha dầm sàn chuẩn kỹ thuật sau:

Bước 1: Định vị tim trục

Trước khi lắp đặt cốp pha, bạn cần tiến hành định vị lại tim trục của dầm và sàn bằng máy laser hoặc dây căng. Bước này giúp bạn kiểm tra xem giữa công trình thực tế và thiết kế có sai số gì không và điều chỉnh kịp thời. Việc định vị đúng trục đảm bảo vị trí cốp pha dầm và sàn được lắp chính xác, tránh sai sót khi đổ bê tông.

Hướng dẫn chi tiết cách đóng cốp pha dầm sàn Định vị tâm trục bằng máy thủy bình.
Định vị tâm trục bằng máy thủy bình.

Bước 2: Lắp đặt hệ thống giàn giáo và cây chống

Trước khi lắp cốp pha, đội thi công cần chuẩn bị hệ thống giàn giáo và cây chống để đảm bảo ván khuôn được cố định chắc chắn. Giàn giáo cần được lắp theo đúng bản thiết kế, với các thanh chống đặt cách đều nhau để chịu được tải trọng từ bê tông lỏng. Các điểm nối và chốt khóa của giàn giáo cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không xảy ra sự cố không mong muốn trong quá trình thi công.

Bước 3: Đóng cốp pha cho dầm

Đội thi công tiến hành đóng cốp pha cho dầm với một ván khuôn ở đáy và 2 ván khuôn thành. Các ván khuôn của dầm phải được ghép khít nhau và liên kết bằng đinh hoặc vít chắc chắn.

Đảm bảo các mối nối không bị hở để tránh nước xi măng thoát ra ngoài trong quá trình đổ bê tông. Đội thi công cũng cần sử dụng các thanh giằng ngang và giằng chéo để cố định cốp pha dầm, đảm bảo kết cấu không bị xô lệch trong khi thi công.

Bước 4. Thi công cốp pha cho sàn

Sau khi hoàn thiện cốp pha dầm, tiếp tục lắp cốp pha cho sàn. Các tấm ván cốp pha sàn cần được ghép sát nhau để tạo bề mặt phẳng kín khít và liên kết chặt chẽ với hệ dầm. Để cốp pha không bị cong vênh, đội thi công sử dụng các thanh đà ngang để cố định tấm sàn và giữ cho chúng luôn ổn định trong quá trình đổ bê tông.

Hướng dẫn chi tiết cách đóng cốp pha dầm sàn Thi công cốp pha cho sàn

Bên dưới các thanh đà ngang là các cây chống đỡ bằng gỗ để gia tăng tính chịu lực cho sàn. Lưu ý: Người thi công cần kê miếng gỗ vuông tại điểm tiếp xúc giữa thanh chống và đà ngang để tăng diện tích chịu tải, giúp hệ giàn giáo ổn định hơn. Nếu cây chống không đạt đủ chiều cao, có thể chêm thêm gạch hoặc gỗ ở chân chống để đảm bảo kết cấu.

Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh cốp pha

Trước khi tiến hành đổ bê tông, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cốp pha để đảm bảo đúng kích thước và vị trí theo thiết kế. Dùng máy laser hoặc máy thủy bình để đo độ cao và độ phẳng của cốp pha. Nếu phát hiện sai lệch, cần điều chỉnh ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sàn sau khi đổ bê tông.

Đồng thời, đảm bảo tất cả các mối nối và giàn giáo đã được cố định chắc chắn để đảm bảo an toàn thi công.

Bước 6. Tháo dỡ cốp pha sau khi đổ bê tông

Sau khi bê tông đạt đủ cường độ (thông thường sau 28 ngày), đội thợ thi công có thể tiến hành tháo dỡ cốp pha. Việc tháo cốp pha cần được thực hiện từ từ và theo thứ tự, vừa tháo vừa kiểm tra, bắt đầu từ phần sàn xuống đến dầm để đảm bảo an toàn.

Trong quá trình tháo dỡ, cần tránh va đập mạnh để không làm hỏng bề mặt bê tông hoặc ảnh hưởng đến kết cấu bên trong. Các tấm cốp pha sau khi tháo nên được vệ sinh sạch sẽ để tái sử dụng cho các công trình khác.

3. Những lưu ý quan trọng khi đóng cốp pha dầm sàn

Những lưu ý quan trọng khi đóng cốp pha dầm sàn

Để quá trình thi công cốp pha dầm sàn đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi giám sát đội ngũ thi công:

  • Đảm bảo vệ sinh bề mặt cốp pha trước khi đổ bê tông: Các tấm ván khuôn cần được làm sạch sẽ để tránh tạp chất bám trên bề mặt gây ảnh hưởng đến bề mặt và kết cấu bê tông sau khi tháo cốp pha.
  • Kiểm tra hệ thống giàn giáo thường xuyên: Đảm bảo các thanh chống luôn ở trạng thái chắc chắn – đặc biệt là các mối nối và chốt khóa trong suốt quá trình thi công, tránh các rủi ro không mong muốn như nghiêng hay thậm chí sập đổ khuôn bê tông gây ra những hậu quả khôn lường
  • Chống mất nước bê tông: Để tránh tình trạng mất nước bê tông gây suy giảm tính bền chặt trong kết cấu, đội thi công cần lót một lớp nilon hoặc bạt ở bề mặt cốp pha trước khi đổ bê tông. Song song với đó, bê tông sau khi được đổ cần được tiến hành bảo dưỡng tưới nước thường xuyên cho đến khi đủ tuổi.
  • Thực hiện đúng quy trình tháo dỡ: Cần tháo dỡ cốp pha một cách cẩn thận, tuần tự để tránh làm phá vỡ kết cấu bê tông, khiến mọi công sức trong cả tháng “đổ sông đổ bể”.

Bài viết trên NT Steel đã giới thiệu bạn cách đóng cốp pha dầm sàn 6 bước chuẩn kỹ thuật cũng như các lưu ý khi thi công để đảm bảo chất lượng khi đổ bê tông được tốt nhất . Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ căn kẽ quy trình đóng cốp pha dầm sàn để quản lý đội thợ thi công công trình được sao sát và hiệu quả hơn. Chúc ngôi nhà bạn sớm hoàn thiện đúng tiến độ đã đề ra!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục