0866 533 766

4 bước cách làm giếng trời cho nhà mái tôn chi tiết A-Z

Nhà mái tôn thường gây cảm giác nóng bức, bí bách vào mùa hè và thiếu ánh sáng tự nhiên. Khi đó, giếng trời là một giải pháp hiệu quả giúp đưa ánh sáng và gió vào không gian sống – mang đến sự thoáng đãng cho không gian, đồng thời giảm chi phí điện năng cho việc làm mát & chiếu sáng cho công trình.

Trong bài viết này, NT Steel sẽ hướng dẫn bạn A-Z cách làm giếng trời cho nhà mái tôn hiệu quả – từ chọn chất liệu, vị trí, kích thước cho đến các bước thi công chi tiết. Cùng bắt đầu nhé!

1. Giếng trời nhà mái tôn là gì?

Giếng trời cho nhà mái tôn là gì?

Giếng trời là một khoảng không gian mở từ mái tôn xuống dưới sàn cho phép ánh nắng mặt trời và không khí bên ngoài có thể lưu thông tốt hơn vào trong nhà. Với thiết kế này, không gian bên trong nhà mái tôn sẽ trở nên sáng và thoáng đãng hơn, trực tiếp giúp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và làm mát cho gia đình.

2. Lợi ích khi làm giếng trời cho nhà mái tôn

Việc lắp đặt giếng trời mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho công trình cũng như những người sinh sống bên trong:

  • Tăng cường ánh sáng tự nhiên: Giúp bên trong công trình sáng hơn, giảm nhu cầu sử dụng đèn điện vào ban ngày.
  • Lưu thông không khí: Sở hữu giếng trời sẽ giúp nhà mái tôn thoáng hơn và không bị bí, mang lại sự thoải mái cao cho những thành viên cùng sinh sống bên trong công trình.
  • Giảm chi phí năng lượng: Với tác dụng làm sáng và làm thoáng mát bên trong công trình, giếng trời sẽ giúp gia chủ giảm đáng kể nhu cầu năng lượng – từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng tối ưu.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Việc làm giếng trời cho mái tôn sẽ giúp tạo điểm nhấn độc đáo khi những tia nắng được chiếu trực tiếp vào trong nhà, mang đến sự ấn tượng trong nội thất cho công trình.

3. Một số chất liệu làm giếng trời cho nhà mái tôn phổ biến nhất

Một số chất liệu làm giếng trời cho nhà mái tôn phổ biến nhất

Việc lựa chọn chất liệu phù hợp cho giếng trời rất quan trọng để đảm bảo độ bền, khả năng lấy sáng và tính thẩm mỹ. Cụ thể, dưới đây là các chất liệu phổ biến nhất thường được sử dụng trong thi công cho nhà mái tôn mà bạn nên tham khảo áp dụng cho công trình của mình:

  • Kính cường lực: Kính cường lực có độ bền cao, khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. Nhờ độ trong suốt cao, nó giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên chiếu trong nhà nhưng bạn cần lưu ý lắp đặt rèm che cho những ngày nắng gắt.
  • Tấm nhựa lấy sáng polycarbonate: Đây là chất liệu nhẹ, chống va đập tốt và được chế tạo với các sóng tương tự như tôn – đem lại khả năng tương thích cao khi lắp đặt. Không chỉ dừng lại ở đó, Polycarbonate còn có khả năng chống tia UV tốt, giúp hạn chế các tác hại của ánh nắng chiếu vào trong nhà.
  • Nhựa acrylic: Nhựa acrylic có độ trong cao và khả năng chống ăn mòn tốt, thích hợp cho các khu vực ven biển hoặc nơi có độ ẩm cao. Tuy nhiên, loại này dễ bị trầy xước sau thời gian dài sử dụng.

4. Chọn vị trí và kích thước giếng trời phù hợp

Chọn vị trí và kích thước giếng trời phù hợp

Để việc lắp đặt giếng trời phát huy hiệu quả cao nhất, bạn cần lựa chọn vị trí và kích thước hợp lý trước khi thi công:

  • Vị trí: Giếng trời nên đặt ở khu vực trung tâm của ngôi nhà để ánh sáng và gió được phân bổ đều khắp căn nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể bố trí giếng trời riêng ở phòng khách, phòng bếp hoặc khu vực hành lang.
  • Kích thước: Để đảm bảo mức độ chiếu sáng và thông thoáng hiệu quả, bạn cần bố trí giếng trời nhỏ hơn 5% diện tích sàn với nhà có nhiều cửa sổ và lớn hơn 15% với nhà ít cửa sổ.

5. Các loại giếng trời phổ biến cho nhà mái tôn

Có nhiều kiểu giếng trời có thể lắp đặt trên nhà mái tôn, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng:

  • Giếng trời cố định: Loại giếng này có mái che cố định bằng kính hoặc polycarbonate, thích hợp cho những khu vực nhiều mưa. Nhược điểm là không thể đóng mở nắp giếng trời để điều chỉnh độ thông gió như mong muốn.
  • Giếng trời mở linh hoạt: Giếng trời này có thể đóng mở theo nhu cầu, cho phép điều chỉnh lượng gió tự nhiên lưu thông vào trong nhà. Tuy nhiên, loại giếng trời này có chi phí thi công cao hơn do cần cơ cấu mở tự động hoặc tay quay và dễ bị kẹt sau thời gian dài sử dụng.

6. Cách làm giếng trời cho nhà mái tôn – hướng dẫn từng bước

Để tiến hành cách làm giếng trời cho nhà mái tôn, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật theo các bước thi công sau:

  • Bước 1 – Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ: Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cần thiết cho việc thi công giếng trời trên mái tôn, bao gồm: Tấm lấy sáng (Kính cường lực/tấm polycarbonate/nhựa acrylic), khung sắt hoặc nhôm để làm viền bảo vệ, các phụ kiện và dụng cụ khác (máy khoan, đinh vít, keo chống thấm, máy hàn…).
  • Bước 2 – Xác định vị trí thi công & tháo dỡ mái tôn: Đánh dấu vị trí và kích thước giếng trời trên mái tôn theo bản thiết kế. Sau đó, dùng máy khoan và dụng cụ cắt để tháo bỏ phần mái tôn ở vị trí làm giếng trời.

Cách làm giếng trời cho nhà mái tôn - hướng dẫn từng bước

  • Bước 3 – Lắp đặt giếng trời: Sau khi cắt xong phần tôn, bạn tiến hành thi công khung sắt/nhôm để tạo viền cố định xung quanh giếng trời, giúp tăng độ chắc chắn. Sau đó, bạn tiến hành lắp tấm lấy sáng lên trên và tra keo kỹ càng, đảm bảo các mối nối được kín kẽ để tránh nước mưa thấm vào nhà. Lưu ý: Trong trường hợp dùng tôn nhựa lấy sáng và không cần thông gió, bạn có thể lắp trực tiếp lên mái như tấm tôn thông thường và không cần lắp khung sắt. 
  • Bước 4 – Kiểm tra và hoàn thiện: Sau khi lắp đặt, kiểm tra kỹ các mối nối và thử nghiệm chất lượng trước khi bàn giao cho khách hàng.

7. Một số lưu ý khi làm giếng trời cho nhà mái tôn

Để giếng trời hoạt động tốt và bền lâu, bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Chọn vật liệu lấy sáng chất lượng: Bạn nên dùng tấm lấy sáng bằng kính cường lực hoặc polycarbonate để đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt nhất.
  • Chống thấm kỹ lưỡng ở các mối nối: Ở các mối nối giữa mặt tấm lấy sáng với khung viền, bạn nên tra keo silicone kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tránh những lỗ hở gây rò rỉ nước làm dột bên trong công trình.
  • Bảo dưỡng định kỳ: Trong quá trình sử dụng, bạn nên vệ sinh kính và kiểm tra độ kín các mối nối để thay keo (nếu cần), nhằm kéo dài tuổi thọ giếng trời hiệu quả.
  • Bố trí rèm che: Khi lắp giếng trời, bạn nên cân nhắc lắp thêm rèm che để điều chỉnh lượng ánh sáng chiếu vào trong công trình vào những ngày nắng gắt.

Lắp giếng trời là một giải pháp thông minh để cải thiện không gian sống, giúp nhà bạn luôn thoáng mát và tiết kiệm năng lượng. Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp bạn nắm được rõ cách làm giếng trời cho nhà mái tôn để áp dụng cho công trình của mình. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục