0866 533 766

[2025] Tiêu chuẩn chiều dài mối nối hàn cốt thép mới nhất

Trong kết cấu xây dựng bê tông cốt thép, hàn mối nối thép đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi nó không chỉ có nhiệm vụ kết nối các vật liệu với nhau mà còn là một phần quan trọng đóng góp vào sự bền vững và tính ổn định của hệ thống chịu lực cả công trình.

Vậy khi thực hiện hàn, chiều dài mối nối hàn cốt thép là bao nhiêu để đáp ứng tốt được khả năng chịu lực cho công trình? Hãy cùng NT Steel tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

1. Tại sao đảm bảo đúng chiều dài mối nối hàn lại quan trọng?

Tại sao đảm bảo đúng chiều dài mối nối hàn lại quan trọng?

Mối nối hàn không chỉ đóng vai trò liên kết các thanh thép lại với nhau, mà chúng còn có tác dụng giúp:

  • Chịu lực tốt hơn: Chiều dài mối nối hàn chuẩn sẽ giúp đảm bảo kết cấu không bị đứt, gãy trong quá trình chịu tải.
  • Đảm bảo an toàn & tránh các sự cố đáng tiếc: Nếu chiều dài mối nối quá ngắn – khu vực này dễ bị yếu, dẫn đến nứt hoặc đổ sụp khu vực cột trụ công trình. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tài sản, mà còn trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khoẻ & tính mạng của người đang ở và xung quanh công trình.
  • Duy trì tuổi thọ công trình lâu dài: Chiều dài mối nối hàn cốt thép chuẩn giúp tăng tuổi thọ cho kết cấu – từ đó giảm nhu cầu bảo trì, sửa chữa công trình.

2. Tiêu chuẩn về chiều dài mối nối hàn cốt thép

Tiêu chuẩn về chiều dài mối nối hàn cốt thép

Chiều dài mối nối hàn được xác định dựa trên đường kính của thanh thép (D) và loại hàn sử dụng. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, chiều dài mối nối hàn cốt thép cần tuân thủ các điều kiện tối thiểu như sau:

  • Hàn một phía: Chiều dài tối thiểu phải đạt 10 lần đường kính của thanh thép. Thí dụ, với thép có đường kính 20mm, chiều dài mối nối tối thiểu sẽ là: 10 × 20mm = 200mm.
  • Hàn hai phía: Chiều dài tối thiểu chỉ cần bằng 5 lần đường kính thanh thép. Ví dụ: Với thanh thép đường kính 22mm, chiều dài mối nối hàn 2 phía tối thiểu sẽ là: 5 × 22mm = 110mm.

3. Kỹ thuật hàn hồ quang cho mối nối cốt thép chuẩn

Kỹ thuật hàn hồ quang cho mối nối cốt thép chuẩn

Hàn hồ quang là một trong phương pháp hàn phổ biến nhất hiện nay trong thi công mối nối thép nhờ tính tiện lợi, có thể hàn được trong mọi góc độ – đặc biệt là có mức chi phí rẻ hơn so với hàn Tig, Mig,… mà vẫn đảm bảo khu vực mối hàn đẹp, sâu & chắc.

Để đảm bảo mối hàn đạt chuẩn, người thực hiện cần làm theo đúng kỹ thuật như chi tiết như sau:

  • Bước 1 – Chọn loại que hàn: Với thép cacbon (loại thép được áp dụng phổ biến nhất trong bê tông cốt thép), loại que hàn phù hợp nhất mà bạn nên sử dụng là: CB-10T2, CB-08A.
  • Bước 2 –  Nung nóng trước khi hàn: Nung vật hàn từ 250°C đến 300°C và duy trì nhiệt độ đó trong suốt quá trình hàn để tránh nứt, vỡ mối nối. Trong trường hợp nung nóng cục bộ (tức chỉ nung nóng phần mối nối), bạn cần phải duy trì nhiệt độ ở mức 650 – 700°C để hạn chế nứt vỡ.
  • Bước 3 – Lựa chọn công suất ngọn lửa: Để hàn thép hiệu quả, bạn có thể sử dụng loại lửa bình thường hoặc lửa cacbon hóa với công suất ngọn lửa từ 75 – 90 lít/giờ trong suốt quá trình hàn.
  • Bước 4 – Hàn thép: Bạn tiến hành hàn với tốc độ nhanh để tránh tác động nhiệt lớn gây biến dạng thép khu vực hàn. Bạn cần hàn theo cách chạm từng nhát một, hạn chế giữ và di chuyển mỏ hàn theo chiều ngang để đảm bảo mối nối đẹp, không bị biến dạng.
  • Bước 5 – Làm nguội chậm: Sau khi hàn xong, bạn cần phủ amiăng lên bề mặt mối hàn để làm nguội từ từ, nhằm tránh chúng bị “sốc nhiệt” khiến co giãn đột ngột gây nứt – vỡ mối hàn.

4. Những lưu ý quan trọng khi thực hiện hàn nối cốt thép

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện hàn nối cốt thép

Để mối nối hàn cốt thép đạt chất lượng tốt, bền chắc và từ đó đảm bảo an toàn cho công trình, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:

  • Chọn đường kính que hàn sử dụng phù hợp với dòng điện: Để thực hiện hàn hiệu quả, bạn cần chọn loại que hàn có đường kính sao cho phù hợp với cường độ dòng điện. Cụ thể:
    • Máy hàn 200A: phù hợp với que hàn 2.0mm – 2.6mm
    • Máy hàn 250A hoặc 300A: phù hợp với que hàn 2.6mm – 3.2mm
    • Máy hàn 300A, 350A hoặc 400A: phù hợp với que hàn có đường kính 3.2mm – 4.0mm. 
    • Máy hàn 400A hoặc 500A: sử dụng que hàn có đường kính 4.0mm – 5.0mm.
  • Thao tác đúng kỹ thuật: Góc que hàn cần duy trì trong khoảng 5° – 15° để đảm bảo mối hàn đạt độ bền cao và ít lỗi. Thực hiện các chấm hàn đều tay, đặc biệt là với các mối hàn dài để tránh mối nối bị lệch hoặc bám dính kém.
  • Làm sạch và bảo vệ các đầu nối thép: Thép nối hàn cần làm sạch trước khi liên kết, đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không có bụi bẩn, dầu mỡ hay rỉ sét. Các đầu chờ để hàn nối cần được bọc bảo vệ bằng túi ni lông để tránh rỉ sét, hư hỏng bởi tác nhân từ tự nhiên.
  • Đảm bảo an toàn thi công: Khi tiến hành hàn nối, cần tưới nhẹ nước vào cốp pha để giảm nguy cơ cháy nổ, đặc biệt trong môi trường thi công kín.

Việc hiểu và áp dụng đúng chiều dài mối nối hàn cốt thép khi thi công là yếu tố quyết định trực tiếp đến độ bền và tuổi thọ của công trình xây dựng. Hy vọng qua bài viết, NT Steel đã giúp bạn nắm rõ được tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo thực hiện hàn cốt thép được chính xác – đáp ứng được tính an toàn, bền bỉ cho công trình và tiêu chuẩn nghiệm thu từ phía chủ đầu tư đưa ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục