0866 533 766

Bảng tra lực siết bu lông TCVN 1916:1995 hệ Mét & hệ Inch

Lực siết bu lông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền và an toàn của các mối nối. Nếu quá lỏng, mối nối sẽ thiếu sự liên kết dẫn đến tách rời, thậm chí đổ sập – ngược lại nếu quá chặt, bu lông sẽ có rủi ro biến dạng/gãy trong hoặc hỏng ren mối nối.

Để giúp bạn siết một cách chuẩn nhất khi thực hiện, sau đây NT Steel sẽ chia sẻ đến bạn bảng tra lực siết bu lông theo TCVN 1916:1995 hệ Mét & hệ Inch kèm hướng dẫn tra bảng & cách tính lực siết bu lông chi tiết từng bước để bạn có thể áp dụng được ngay. Cùng bắt đầu nhé!

Các tiêu chuẩn lực siết bu lông đang có hiệu lực hiện hành

Các tiêu chuẩn lực siết bu lông đang có hiệu lực hiện hành

Trên thế giới, lực siết bu lông được quy định và hướng dẫn bởi nhiều tiêu chuẩn khác nhau nhằm đảm bảo độ bền và an toàn cho các kết cấu mối nối cơ khí/công trình. Riêng tại Việt Nam, lực siết bu lông được quy định hiện hành bởi 2 tiêu chuẩn chính bao gồm:

  • TCVN 1916:1995: Bulông, vít, vít cấy và đai ốc – Yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 8298:2009: Công trình thủy lợi – yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép.

Chi tiết về các thông tin quy định lực siết bu lông trong 2 văn bản trên sẽ được NT Steel chia sẻ cụ thể hơn tới bạn ở các phần ngay sau đây, thân mời bạn tiếp tục theo dõi.

Bảng tra lực siết bu lông theo TCVN 1916:1995

Trong phần này, NT Steel sẽ chia sẻ đến bạn A-Z bảng tra lực siết bu lông theo TCVN 1916:1995 tất tần tật bu lông thuộc hệ Mét và hệ Inch để bạn dễ dàng tìm ra lực siết phù hợp với vật liệu bạn đang sử dụng. Cùng bắt đầu ngay sau đây!

Bảng tra lực siết bu lông theo hệ Mét

Dưới đây là bảng tra lực siết bu lông theo hệ Mét dựa trên tiêu chuẩn TCVN 1916:1995. Bu lông ren hệ Mét là loại phổ biến nhất tại nước ta, do đó, bạn nên lưu ý kỹ và lưu lại bảng này để tra cứu lại khi cần:

Chủng loạiĐường kính đầu mũ bu lông

(mm)

Đường kính thân bu lông – không tính ren

(mm)

CẤP ĐỘ BỀN CỦA BULONG

(Hệ mét, ren dạng tam giác, bước ren cao, hệ số ma sát K = 0.15)

(N.m)

4.6

Nm

4.8

Nm

5.6

Nm

5.8

Nm

6.6

Nm

6.8

Nm

8.8

Nm

10.9

Nm

12.9

Nm

M5842.172.892.713.623.284.345.798.159.78
M61053.744.94.66.245.627.499.991415.8
M81368.9211.911.114.813.317.823.733.440.1
M1016817.923.822.429.826.82747.767.280.6
M12181030.440.53850.745.660.881.1114.1137
M14211248.254.360.380.472.498.5128.7181.1217.3
M16241473.497.991.8122.411.02148.9195.9275.6330.7
M18271499.7132.9125166.2149.6199.4265.9374448.8
M203017143.2191179238.7214.8288.5382537.1644.8
M223417191.2255239318.7286.8382.5510717.1860.5
M243619246328308410369492656922.41107
M274119359.2479449598.7538.8718.59581347.11616.6
M30462245060056375067590012001687.52025
M33502466088082511009901320176024752970
M365527851.3113510641418.712771702.422703192.13830.5
M3960161419942279313944635223
M426532199524642816387255156453
M4570249730853525484769038079
M487536301337224254584983309748
M528038824795548075351073112558
M56854148395978689093941337915656
M6090601374288490116731662519455
M6495467233893510212140411999823402.

Bảng tra lực siết bu lông theo hệ Inch

Ren hệ inch được sử dụng phổ biến ở các quốc gia phương Tây như Anh, Hoa Kỳ, Canada – ít gặp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn gặp phải loại ren này thì dưới đây bảng tra lực siết chi tiết để bạn có thể tham khảo và lưu lại:

Yêu cầu về lực siết bu lông | TCVN 8298 : 2009

Tại mục 6.5 tiêu chuẩn TCVN 8298:2009 đã quy định rõ các yêu cầu về lực siết bu lông trong các kết cấu mối nối sao cho độ kín khít khi lắp chặt không được để thước lá có độ dày 0,3mm có thể lùa sâu trên 20mm.

Cụ thể, các yêu cầu cơ bản về lực siết bu lông trong văn bản này bao gồm:

6.5.1 Khi liên kết các bộ phận kết cấu bằng bu lông, phải đánh sạch các bề mặt lắp ghép, phải đóng chặt chốt định vị trước khi siết chặt bu lông. Độ kín khít khi xiết chặt bu lông được kiểm tra bằng thước lá có bề dày 0,3 mm, thước không thể lùa vào sâu quá 20 mm.

6.5.2 Khi lắp ghép các cụm và kết cấu nguyên vẹn chuyên chở đến nơi sử dụng, cần phải có các biện pháp phòng ngừa phát sinh các biến dạng do hàn và xuất hiện ứng suất dư trong kim loại.

Hướng dẫn tra bảng & cách tính lực siết bu lông chuẩn xác nhất cho trường hợp của bạn

Nếu bạn là người mới, đã đọc bảng tra lực siết bu lông đã được chia sẻ ở trên nhưng vẫn chưa hiểu hết để thực hiện cho đúng thì dưới đây là cách đọc & tính lực siết chuẩn nhất dành cho bạn:

Bước 1 – Xác định hệ của bu lông: 

Bạn cần xác định loại bu lông mà mình đang làm việc thuộc hệ gì. Ví dụ: Nếu bu lông của bạn có thống số chứa chữ M đầu tiên, tức là ren hệ Mét – bạn cần tra bảng lực siết theo hệ Mét. Trong trường hợp còn lại, bạn cần tra bảng lực siết theo hệ Inch.

Bước 2 – So khớp thông số với bảng tra lực siết bu lông: 

Bước 2.1 – Đối với bảng tra hệ Mét: 

Đọc kỹ thông số chủng loại, cấp độ bền được in trên hộp và đầu mũ bu lông, sau đó so sánh với cột “chủng loại” trên bảng tra lực siết. Sau đó gióng xuống và gióng theo hàng ngang để tạo góc vuông như phần đánh dấu màu vàng trên ảnh. Ví dụ: Bu lông của bạn có chủng loại là M14, cấp độ bền in trên đầu mũ là 12.9 (Nm) thì lực siết sẽ là 217.3 (Nm).

Hướng dẫn tra bảng & cách tính lực siết bu lông hệ Mét

Bước 2.1 – Đối với bảng tra lực siết bu lông hệ Inch:

Trong trường hợp bu lông mà bạn đang sử dụng theo hệ Inch, cách tra bảng sẽ như sau: Bạn sẽ tiến hành kiểm tra thông số, chất liệu, tiêu chuẩn và cấp độ bền của bu lông được in trên hộp và gióng hàng – gióng cột để tạo góc vuông như hướng dẫn tra ở bảng hệ Mét ở trên. Ví dụ: Nếu vít của bạn có kích thước 1/4 UNC, chất liệu thép mạ kẽm, sản xuất theo tiêu chuẩn SAE J429, cấp độ bền thuộc Grade 2 thì ta tính được lực siết là 59 (FT-lb) ≈ 80 (Nm).

Hướng dẫn tra bảng & cách tính lực siết bu lông hệ Inch

Việc hiểu và áp dụng đúng bảng tra lực siết bu lông theo TCVN 1916:1995 là một yếu tố quan trọng để đảm bảo độ bền và an toàn cho các kết cấu mối nối, tránh các rủi ro hỏng bu lông/hỏng ren gây rắc rối không đáng có. Hy vọng qua bài viết này, NT Steel đã giúp bạn đã nắm rõ các tiêu chuẩn lực siết bu lông hiện hành, cách tra cứu để từ đó có phương pháp tính toán phù hợp nhất cho trường hợp của mình. Chúc bạn thành công

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục