0866 533 766

[A-Z] Cách bắt vít vào tường không cần khoan chỉ với chiếc tua vít

Bạn đang cần đóng vít vào tường nhưng lại không có sẵn khoan để tạo lỗ mồi? Trong bài viết này, NT Steel sẽ hướng dẫn bạn A-Z cách bắt vít vào tường không cần khoan chỉ với chiếc tua vít siêu đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Cách bắt vít vào tường không cần khoan chỉ với chiếc tua vít

Trong trường hợp không có máy khoan, bạn vẫn có thể thực hiện bắt vít vào tường bằng cách sử dụng các dụng cụ “chống cháy” như chiếc tua vít. Để tiến hành đóng vít bằng dụng cụ này, bạn hãy thực hiện theo từng bước chi tiết như sau:

Bước 1 – Chọn loại vít phù hợp với bề mặt tường

Cách bắt vít vào tường không cần khoan chỉ với chiếc tua vít - chọn loại vít phù hợp

Đầu tiên, bạn cần xác định tường đang thi công thuộc loại nào để chọn vít phù hợp. Mỗi loại tường có đặc điểm khác nhau, nên yêu cầu về loại vít rất đa dạng, chẳng hạn như:

  • Tường bê tông hoặc tường gạch: Chọn vít có độ cứng cao làm từ thép không gỉ hoặc thép cacbon, ngoài ra phải sử dụng thêm tắc kê nở nhựa để nâng cao khả năng bám chắc trên bề mặt.
  • Tường thạch cao: Dùng loại vít có đầu nhọn kèm tắc kê (nhựa hoặc kim loại) tích hợp sẵn, giúp vít bám chắc chắn trên bề mặt và không bị tuột khi treo đồ đạc nặng.
  • Tường gỗ: Dùng loại vít có đầu nhọn, ren mảnh để neo chắc trên bề mặt.

Một số vấn đề nên lưu ý khi chọn vít phù hợp với bề mặt tường:

  • Không sử dụng vít không đúng loại vì điều này dễ dẫn đến hiện tượng lỏng vít hoặc làm hỏng bề mặt. Chẳng hạn, bạn không thể dùng vít tự khoan lên tường gỗ bởi chúng có thể gây nát bề mặt này.
  • Trong trường hợp bạn không chắc loại tường nhà mình thuộc loại gỗ hay thạch cao, cách dễ nhất là bạn gõ tay lên bề mặt Tường thạch cao mỏng nhẹ nên khi gõ có cảm giác vang, trong khi tường bê tông do kết cấu đặc & chắc nên hầu như không phát âm thanh hoặc phát ra tiếng cộc cộc nhỏ nếu gõ mạnh.

Bước 2 – Chuẩn bị đồ nghề khoan tường

Để bắt vít vào tường không cần khoan, bạn sẽ cần chuẩn bị các đồ nghề sau:

  • Tua vít nơ vít: Chọn loại có đầu vừa khít với kích thước để đảm bảo lỗ khoan vừa vặn, không quá to hoặc quá bé
  • Đinh nhọn: Sử dụng đinh nhỏ hoặc vật dụng tương tự để tạo lỗ mồi trên tường.
  • Các vật dụng khác: Búa, găng tay, khẩu trang,…

Bước 3: Tạo lỗ mồi trên tường

Cách bắt vít vào tường không cần khoan chỉ với chiếc tua vít - Tạo lỗ mồi trên tường

Đóng lỗ mồi sẽ là giúp hỗ trợ việc gắn vít lớn ở bước cuối cùng sẽ “lọt vào” dễ dàng hơn. Ngoài ra, với việc nong lỗ từ từ, chúng sẽ giúp hạn chế rủi ro hư hỏng bề mặt so với việc đóng trực tiếp vít lớn lên tường.

Để thực hiện việc tạo lỗ mồi trên tường, bạn làm theo các hướng dẫn siêu đơn giản sau:

  • Bước 3.1 – Định vị vị trí cần bắt vít: Đo đạc và đánh dấu chính xác vị trí trên tường nơi bạn muốn gắn vít.
  • Bước 3.2 – Tạo lỗ mồi: Đặt đinh vào đúng vị trí đã đánh dấu, sau đó gõ nhẹ đinh đến độ sâu mong muốn. Sau đó, bạn dùng đầu nhổ của búa để lấy đinh ra để tiến hành nong lỗ vít ở bước 4.

Bước 4: Nong lỗ và tiến hành bắt vít vào tường

Cách bắt vít vào tường không cần khoan chỉ với chiếc tua vít - Nong lỗ và tiến hành bắt vít vào tường

Bạn đặt đầu tuốc nơ vít vào lỗ mồi và tiến hành xoay và đâm sâu để tiến hành nong lỗ rộng – sâu hơn. Sau đó, bạn tiến hành đóng nở nhựa (đối với tường gạch/tường bê tông) và tiến hành lắp vít để hoàn thiện.

Khi lắp xong, bạn dùng tay lắc nhẹ lên vít xem đã bám chắc chắn lên tường hay chưa để tiến hành điều chỉnh lại sao cho phù hợp.

Tips hữu ích:

  • Nếu bạn cảm thấy khó xoay vít, bạn có thể thoa một ít xà phòng hoặc dầu luyn lên mũi vít để tạo độ trơn – từ đó giúp dễ dàng trong việc lắp đặt hơn.
  • Khi lắp vít, bạn dùng lực ấn nhẹ để vít đâm sâu vào tường được thuận lợi hơn.

Có nên sử dụng cách bắt vít vào tường không cần khoan thường xuyên hay không?

Câu trả lời là Không, cách bắt vít vào tường không cần khoan bằng tua vít chỉ được coi là biện pháp “chống cháy” khi bạn không có đồ chuyên dụng mà thôi. Do đó, nếu cần bắt vít thường xuyên, bạn nên sắm một chiếc máy khoan để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất.

Như NT Steel đã chia sẻ ở trên, cách bắt vít không cần khoan yêu cầu thực hiện rất nhiều bước – cực kỳ tốn công sức so với khoan máy thông thường. Ngoài ra, nếu không thực hiện cẩn thận, bạn có thể làm hỏng tua vít – thậm chí bề mặt đang thi công, gây tốn thời gian và chi phí để khắc phục.

Các lưu ý khi bắt vít vào tường không cần khoan

Các lưu ý khi bắt vít vào tường không cần khoan

Để tiến hành bắt vít không cần khoan một cách dễ dàng, chắc chắn và đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất, dưới đây là một số điểm bạn nên thực sự lưu ý:

  • Lựa chọn vít phù hợp với bề mặt: Mỗi loại vít sẽ phù hợp với các bề mặt khác nhau, viếc dùng sai loại sẽ có thể dẫn đến hư hỏng vít, thậm chí là phá hủy bề mặt vật liệu mình đang thi công.
  • Trang bị đồ bảo hộ cá nhân: Quá trình tạo lỗ bắt vít vào tường có thể gây ra nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chẳng hạn như: búa đập vào tay, tạo nhiều khói bụi,… Do đó, bạn nên trang bị các bảo hộ cơ bản như khẩu trang, găng tay để bảo vệ bản thân.
  • Kiểm tra vị trí đóng vít: Chỉ sử dụng cách bắt vít vào tường không cần khoan tại vị trí tường vững chắc, còn nguyên vẹn. Trong trường hợp, tường có dấu hiệu nứt hoặc yếu, bạn nên chọn vị trí khác để đảm bảo độ an toàn.
  • Tăng độ bám khi đục lỗ mồi: Nếu bề mặt tường trơn gây khó khăn khi gõ đinh đục lỗ mồi, bạn có thể chèn một lớp giấy ở giữa đinh và tường. Điều này sẽ giúp tăng độ ma sát, khiến đinh định vị đúng vị trí mong muốn khi đóng, giúp các thao tác trở nên dễ dàng hơn.
  • Dùng biện pháp hỗ trợ làm lớn lỗ mồi: Trong trường hợp bạn đục lỗ mồi nhưng nó quá bé, tua vít không thể trực tiếp nong lỗ được thì hãy sử dụng một chiếc đinh lớn hơn loại ban đầu để cải thiện lỗ mồi – từ đó tạo điều kiện dễ dàng hơn trong các bước tiếp theo khi gắn vít lên tường/

Trên đây là A-Z hướng dẫn cách bắt vít vào tường không cần khoan chỉ với chiếc tua vít siêu đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng qua bài viết, NT Steel đã giúp bạn có thể dễ dàng đóng vít một cách chắc chắn, thẩm mỹ trên tường nhà mình. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục